Chăm con là cả một chặng đường dài với nhiều biến động không mong muốn. Đặc biệt ở giai đoạn sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhiều bé gặp phải tình trạng thiếu hụt cân nặng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng và bối rối không biết phải xử lý như thế nào.
Nội dung bài viết [Ẩn]
1. 6 tháng tuổi – cột mốc thời gian quan trọng của cuộc đời bé
1.1. Cho ăn dặm quá sớm, đồ ăn dặm không đủ bổ sung chất
1.2. Sữa mẹ không đủ dưỡng chất cho nhu cầu của con
1.3. Môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể bé
2. Mẹ cần làm gì khi trẻ 6 tháng thiếu cân?
2.1. Với mẹ
2.2. Với bé
Với sự hỗ trợ, tư vấn từ đội ngũ y bác sĩ và chuyên gia, VHN Bio hướng dẫn cho mẹ cùng gia đình cách ứng phó với tình trạng bé 6 tháng tuổi thiếu cân khoa học, hiệu quả. Góp phần chung tay vì sự phát triển khỏe mạnh cũng như tạo nền tảng cho sự phát triển tốt nhất trong các giai đoạn tiếp theo của trẻ.
1. 6 tháng tuổi – cột mốc thời gian quan trọng của cuộc đời bé
Giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có khả năng điều khiển hệ cơ và cả nhận thức dù chưa biểu hiện quá rõ ràng. Đây là giai đoạn chuyển giao quan trọng trong việc trẻ bắt đầu hình thành các thói quen như ăn dặm, nhai đồ ăn, tự điều khiển các bộ phận cơ thể theo ý muốn… Nếu tại thời kỳ này cơ thể trẻ không được đảm bảo các điều kiện như cân nặng chiều cao thì đó là một cản trở lớn cho quá trình phát triển toàn diện của bé sau này.
3 yếu tố gây thiếu cân ở giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi:
1.1. Cho ăn dặm quá sớm, đồ ăn dặm không đủ bổ sung chất
Thời điểm bé chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn dặm là một dấu mốc quan trọng với cả mẹ và bé. Nó đánh dấu khả năng tự hoạt động và hoàn thiện dần hệ tiêu hóa, các hệ cơ của trẻ. Tuy vậy việc lựa chọn thời điểm bắt đầu thay đổi là một vấn đề cần được quan sát, theo dõi lựa chọn kỹ lưỡng. Bởi lẽ, việc cho bé ăn dặm quá sớm có thể không những không giúp bé phát triển nhanh chóng mà còn dẫn đến nhiều tác hại không mong muốn.
Mặt khác, cơ thể bé chưa đủ khả năng để thích ứng với thay đổi quá sớm nên khó hấp thu được nguồn dinh dưỡng từ ăn dặm. Điều này khiến cơ thể trẻ dần bị thiếu chất dẫn tới thiếu cân.
1.2. Sữa mẹ không đủ dưỡng chất cho nhu cầu của con
Như đã nói ở phần trên, cả mẹ và bé giai đoạn này đều cần có sự chăm sóc đặc biệt. Bởi mẹ khỏe mạnh thì sữa mẹ mới đủ dưỡng chất phục vụ cho quá trình phát triển của bé. Với các mẹ đang trong quá trình nuôi trẻ sơ sinh, cần có chế độ ăn uống khoa học cùng sự thoải mái về tinh thần để bé được chăm sóc tốt nhất từ nguồn dinh dưỡng sữa mẹ. Mẹ thường xuyên suy nhược, thiếu vitamin sẽ khiến trẻ thiếu dưỡng chất, còi cọc, thiếu cân hơn so với những trẻ khác.
1.3. Môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể bé
Ngoài hai yếu tố trực tiếp từ nguồn dinh dưỡng bên trong cơ thể bé, một yếu tố nữa dẫn tới tình trạng bé thiếu cân là do ảnh hưởng của môi trường và dịch bệnh bên ngoài khiến cơ thể bé suy nhược, chậm lớn. Theo báo cáo của tổ chức y tế năm 2020, có tới 34% trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi thiếu hụt cân là do từng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bệnh dịch ngoài môi trường như bệnh về hô hấp, tiêu hóa…
> XEM THÊM:
Thực đơn cho trẻ nhẹ cân - Đánh bay nỗi lo của mẹ
Mẹ đã biết 8 tác nhân chính khiến trẻ chậm tăng cân?
Làm sao để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn nhẹ cân?
2. Mẹ cần làm gì khi trẻ 6 tháng thiếu cân?
Để cải thiện được cân nặng cũng như sự phát triển cân đối toàn diện sau này cho trẻ, cần thực hiện song song hai nhiệm vụ sau:
2.1. Với mẹ
Chế độ dinh dưỡng cần được quan tâm đặc biệt: việc ăn gì, kiêng gì ở mẹ giai đoạn 6 tháng đầu đời của bé là hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Tốt nhất giai đoạn này mẹ nên ăn một số thực phẩm như:
- Thịt bò nạc.
- Trứng.
- Rau ngót.
- Cà chua.
- Sữa tươi.
Kiêng ăn một số thức ăn không tốt cho sữa mẹ như:
- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống có cồn.
- Socola.
- Tỏi và các gia vị đậm mùi.
Mẹ hãy luôn giữ tâm lý ổn định, tránh xúc động mạnh, luôn luôn để tinh thần thoải mái. Tâm lý thoải mái sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thu và chuyển hóa tốt hơn dinh dưỡng.
2.2. Với bé
- Về chế độ dinh dưỡng: Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ lưu ý cho bé bú đúng cách. Nên cho bé bú hết một bên bầu vú mẹ, nếu bé còn đói mới cho bé bú tiếp bên còn lại và lần tiếp theo đổi ngược lại để tận dụng được lượng “sữa cuối”, tránh việc cho bé bú mỗi bên một chút. Sữa cuối chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân, phát triển tốt hơn.
- Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách. Khi trẻ hết bú mẹ, có thể cho trẻ uống bổ sung sữa công thức phù hợp. Nên chia khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa một lượng ít vừa phải.
- Cho bé ngủ đủ giấc. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu giấc ngủ ban đêm của trẻ bị rối loạn sẽ dẫn đến trẻ không chỉ chậm lớn và còn hay quấy khóc, mệt mỏi.
- Sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung: Các thực phẩm hỗ trợ giúp thúc đẩy tăng cân tự nhiên, cải thiện sức khỏe tiêu hóa và hệ miễn dịch cho trẻ. Một trong những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều bà mẹ tin dùng hiện nay là Smarty.
Smarty được nghiên cứu và sản xuất dựa trên công nghệ sinh học Bio-organic để cho ra đời nguồn nguyên liệu hữu cơ sinh học đạt chuẩn, hàm lượng dưỡng chất gấp hơn 1.000 lần so với tự nhiên. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu tổ hợp vitamin nhóm B, vitamin C được nhập khẩu từ Thụy Sỹ, tiêu chuẩn châu Âu cũng giúp tăng chất lượng cho Smarty. Đây chính là những nguyên liệu gốc tạo nên sản phẩm Smarty.
Với thành phần 100% tự nhiên, Smarty tuyệt đối an toàn, lành tính với trẻ nhỏ, hơn nữa khả năng hấp thu lên đến 95%, không để lại tồn dư trong cơ thể, điều này giúp Smarty có khả năng hỗ trợ tăng cường tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng, giúp ăn uống ngon miệng, giúp phát triển cơ thể khỏe mạnh. Sản phẩm Smarty đã được Bộ Y Tế kiểm định đạt 100% điểm chất lượng và độ hiệu quả, được cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Để được tư vấn thêm các vấn đề sức khỏe của trẻ, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét