Quan hệ bảo đảm tiền vay bằng tài sản có thể chia thành ba giai đoạn: giai đoạn nhận tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ vay; giai đoạn kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, bảo quản tài sản bảo đảm và giai đoạn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Trường hợp khách hàng vay thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ thì các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đó chấm dứt, tổ chức tín dụng sẽ giải chấp tài sản. Trường hợp khách hàng vay vi phạm các thỏa thuận đã cam kết, thường là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ vay, sử dụng vốn sai mục đích, bên bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết, tổ chức tín dụng sẽ xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ đã cho khách hàng vay. Trong hoạt động tín dụng và pháp luật thực định, việc thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm để thu hồi nợ được gọi chung là xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
Đến nay, chúng tôi chưa thấy định nghĩa độc lập và chính thống về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Để tìm hiểu khái niệm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, có thể xem xét các định nghĩa về biện pháp bảo đảm trong lĩnh
vực tín dụng ngân hàng và quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.Theo cuốn Từ điển tài chính ngân hàng của Viện Tiền tệ tín dụng, Nhà xuất bản ngoại văn xuất bản năm 1991 thì bảo đảm tín dụng là việc ngân hàng có thể nhận thế chấp một bất động sản, hay đòi hỏi phải đem thế đồ làm tin một loại dụng cụ nào đó, hay một số chứng thư. Ngân hàng có thể chấp nhận sự bảo lãnh của người thứ ba. Trường hợp người mắc nợ không tôn trọng các cam kết của mình, ngân hàng sẽ sử dụng các bảo đảm mà họ có .Theo cuốn Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng của Viện Khoa học tài chính, Bộ Tài chính, Nhà xuất bản tài chính xuất bản năm 1996 thì bảo đảm tín dụng (Credit warrant) là cơ sở mà dựa vào đó người cho vay có thể thu hồi được số tiền đã cho vay trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ
vực tín dụng ngân hàng và quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.Theo cuốn Từ điển tài chính ngân hàng của Viện Tiền tệ tín dụng, Nhà xuất bản ngoại văn xuất bản năm 1991 thì bảo đảm tín dụng là việc ngân hàng có thể nhận thế chấp một bất động sản, hay đòi hỏi phải đem thế đồ làm tin một loại dụng cụ nào đó, hay một số chứng thư. Ngân hàng có thể chấp nhận sự bảo lãnh của người thứ ba. Trường hợp người mắc nợ không tôn trọng các cam kết của mình, ngân hàng sẽ sử dụng các bảo đảm mà họ có .Theo cuốn Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng của Viện Khoa học tài chính, Bộ Tài chính, Nhà xuất bản tài chính xuất bản năm 1996 thì bảo đảm tín dụng (Credit warrant) là cơ sở mà dựa vào đó người cho vay có thể thu hồi được số tiền đã cho vay trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ
Luật các tổ chức tín dụng 1997, tại Điều 54 khoản 2 quy định: Trong trường hợp khách hàng vay không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền bán, chuyển nhượng tài sản để thu hồi vốn trong một thời hạn nhất định, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc khởi kiện khách hàng.
Khoản 1 Điều 31 Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29112/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng quy định: khi đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý để thu hồi nợ. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp các bên không xử lý được theo phương thức đã thỏa thuận, tổ chức tín dụng có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ, xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.- Pháp luật nhiều nước trên thế giới không có sự tách biệt giữa xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự, kinh tế với xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Do vậy, việc xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng được áp dụng chung theo các quy định của luật dân sự.
Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà Pháp, Điều 2078 quy định trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ, người có quyền không thể định đoạt vật cầm cố mà chỉ có thể đề nghị Toà án ra lệnh dùng vật cầm cố để thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi nghĩa vụ, sau khi đã được giám định viên định giá hoặc đem bán đấu giá vật cầm cố. Điều 2079 quy định: cho đến khi có việc truất hữu người có nghĩa vụ, người ấy vẫn là chủ sở hữu vật cầm cố, vật ấy ở trong tay người có quyền chỉ là vật gửi giữ nhằm đảm bảo quyền ưu tiên của người có quyền. Đối vói tài sản thế chấp, việc xử lý cũng được thực hiện khi người có quyền yêu cầu bán đấu giá
Quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm trong pháp luật Nhật Bản cũng tương tự như quy định tại luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp. Ngoài ra, một số nước có những quy định về xử lý tài sản trong lĩnh vực tín dụng được dẫn chiếu đến pháp luật dân sự hoặc quy định theo pháp luật dân sự Luật Ngân hàng Ba Lan, Luật Ngân hàng thương mại của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa..
Với các định nghĩa và quy định về bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng và xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng trên đây đều đưa ra những điểm chung về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là một giai đoạn của quan hệ bảo đảm tiền vay bằng tài sản, được thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của khách hàng vay, bên bảo lãnh; việc xử lý tài sản được thực hiện bởi một hoặc một số biện pháp cụ thể do pháp luật quy định; mục đích của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nhằm thu hổi khoản nợ mà tổ chức tín dụng đã cho khách hàng vay.
Như vậy, có thể khái quát việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau: Xi’f lý tài sán bảo đảm tiền vay là một giai đoạn của bảo đảm tiền vay bằng tài sản, giai đoạn thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm nhằm thu hồi khoản nợ mà tổ chức tín dụng đã cho vay khi có sự vi phạm nghĩa vụ của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo những cam kết tại hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét