Chuyện mọc răng ở trẻ là việc bố mẹ nào cũng phải trải qua vài lần trong sự nghiệp làm cha mẹ. Nó luôn chứa đựng đủ cung bậc cảm xúc, vui mừng, lo lắng, bồn chồn thậm chí cả stress. Thật không khó để thấy cảnh trẻ ốm sốt, quấy khóc, bỏ ăn, mỗi đợt mọc răng, có những đứa trẻ bỏ ăn, biếng ăn đến vài tháng trời. Làm sao để bé sớm ăn ngon trở lại, hết biếng ăn khi mọc răng là điều cha mẹ nào cũng khao khát tìm kiếm.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Bắt đầu vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6 thì các bé sẽ bắt đầu mọc răng, lúc này bé sẽ bị sưng nướu và sốt cao, biếng ăn. Bé thường hay bị chảy dãi nhiều hơn, cằm quanh miệng nổi ban, sốt, tiêu chảy, rôm sảy, sổ mũi, ho,… dẫn đến biếng ăn, bỏ bú. Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu còn phụ thuộc vào thời gian mọc răng và cơ địa của từng bé.
1. Tại sao khi bé mọc răng thường bỏ ăn?
- Nướu hơi sưng lên, đỏ, ẩn nhẹ vào sẽ làm bé hơi đau.
- Thỉnh thoảng có dấu hiệu đi phân lỏng, ốm sốt một cách bất thường.
- Trẻ quấy khóc nhiều hơn, hay khó chịu, bỏ bữa và dễ cáu gắt.
- Chảy nhiều nước miếng, hay ngậm mút ngón tay.
- Trẻ mọc răng không chịu ăn, bỏ ăn, thậm chí bị sụt cân.
> XEM THÊM:
Mẹ nắm vững những điều này, trẻ mọc răng sẽ không còn là cuộc chiến
Trẻ lười ăn, bỏ ăn do mọc răng, có nên sử dụng thuốc biếng ăn cho trẻ không?
“Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn
Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia
2. Thời điểm nào trẻ sẽ biếng ăn do mọc răng?
Trước khi tìm hiểu cần phải làm gì khi trẻ mọc răng biếng ăn thì các mẹ nên nắm được các thời kỳ mọc răng của con. Qua đó chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như có những giải pháp dinh dưỡng tốt nhất trước giai đoạn mọc răng của con, để giảm thiểu tình trạng biếng ăn của con.
- Đầu tiên là thời kỳ mọc 2 răng. Trong thời kỳ đầu tiên này sẽ mất khoảng từ 4 đến 8 tháng.
- Thời kỳ mọc nhiều răng hơn. Thời kỳ này sẽ kéo dài lâu hơn. Trong khoảng từ 8 tháng đến 1 năm.
- Thời kỳ mọc 6 đến 8 răng. Sẽ kéo dài trong khoảng từ 9 tháng đến khoảng 13 tháng.
3. Hướng dẫn cách thiết lập chế độ ăn uống cho trẻ mọc răng
Ở giai đoạn này, vì cơ thể trẻ đang phải chịu những cơn đau buốt, mệt mỏi nên bé thường hay mè nheo và quấy khóc. Điều quan trọng là mẹ đừng để bản thân cuốn theo cảm xúc của bé, mà hãy kiên trì dỗ dành và đút con ăn.
Nếu con quấy khóc nhiều và quá khó chịu, mẹ đừng ép bé, bởi sẽ dẫn đến việc con trở nên sợ hãi khi đến bữa, bữa ăn sẽ trở thành một điều cực hình, gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng cũng như tâm lý của bé sau này.
Chuẩn bị những thức ăn loãng hơn như cháo, súp, thức ăn luộc thật mềm, xay nhuyễn giúp bé dễ nuốt hơn, giúp con hạn chế sử dụng bộ nhai gây đau. Tuyệt đối không cho bé ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển răng. Bổ sung vào thực đơn của bé những thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao như tôm, cua, cá, sữa, phô mai, bơ, váng sữa… Trường hợp bé sốt do mọc răng, mẹ nên bổ sung cho trẻ thêm nước trái cây, nước tinh khiết, bù lại lượng nước đã mất của trẻ.
4. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn do mọc răng?
- Bố mẹ nên dành thời gian ôm ấp, chơi với con.
- Massage vùng nướu đau, mẹ lưu ý trước khi massage cần rửa tay sạch sẽ.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt, đặc biệt sau các bữa ăn.
- Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng con bằng khăn mềm.
- Nếu sốt cần cho trẻ uống hạ sốt, lấy khăn ấm lau toàn cơ thể cho trẻ.
- Trường hợp quá đau nhức, bỏ ăn lâu, thường xuyên quấy khóc…Bố mẹ trẻ cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện Nhi để được điều trị, giúp giảm các triệu chứng.
- Cuối cùng là thời kỳ mọc răng hoàn thiện. Lúc này bé sẽ mọc từ 12 đến 20 răng.
5. Sử dụng lá hẹ để giảm đau cho trẻ khi mọc răng
Lá hẹ giã lấy nước, dùng gạc rơ lưỡi nhúng vào nước hẹ và chà vào lợi của bé. Hẹ có tính kháng sinh tự nhiên nên sẽ giúp sát trùng chỗ lợi nứt ra của bé, làm bé giảm đau lợi.
Khi bé biếng ăn do mọc răng, bạn nên bổ sung kẽm và selen cho trẻ để giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên, cải thiện vị giác đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Bố mẹ đừng quá lo lắng tình trạng trẻ mọc răng biếng ăn mà hãy chú ý những thay đổi về sức khỏe của trẻ để có cách chăm sóc tốt hơn, nhất là việc ăn uống và ngủ nghỉ nhằm đảm bảo tối ưu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Ngoài ra, trước và trong giai đoạn mọc răng của trẻ, mẹ nên tăng cường bổ sung vi chất dinh dưỡng như kẽm, selen, đồng, mangan... cho trẻ, để giúp con chuẩn bị một trạng thái thể chất tốt nhất, phòng trừ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng do trẻ biếng ăn, bỏ ăn khi mọc răng. Khoáng vi lượng kẽm sẽ giúp kích thích vị giác của trẻ, giúp con sớm khôi phục cảm giác thèm ăn sau khi mọc răng và sớm ăn ngon miệng trở lại.
Xem thêm : Trẻ biếng ăn nên làm gì
Khi lựa chọn bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm bổ sung, bố mẹ nên chọn vi chất kẽm sinh học hữu cơ, hấp thu cao, an toàn, lành tính với trẻ nhỏ. Sản phẩm Scumin bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu như kẽm, selen, đồng, mangan... được nghiên cứu và sản xuất trên quy trình công nghệ Bio - organic của Hoa Kỳ, sở hữu những ưu điểm vượt trội:
- Nguồn vi chất kẽm tự nhiên từ mầm đậu xanh, sản xuất theo công nghệ sinh học Bio - Organic hiện đại.
- Khả năng hấp thu lên tới 95%, sinh khả dụng cao.
- Không để lại dư thừa, không tích tụ trong cơ thể.
- Vi chất kẽm kết hợp cùng các vi chất thiết yếu khác như selen, beta-glucan, curcumin có nguồn gốc thực vật sẽ giúp bé ăn ngon miệng và tăng cường hấp thu dinh dưỡng, giảm tình trạng biếng ăn, tăng sức đề kháng, để bé chống lại bệnh tật và phát triển khoẻ mạnh.
Scumin giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, là sản phẩm được hơn 1.000 bà mẹ Việt tin dùng.
Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage:Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.